Mã sô Phòng thử nghiệm ngành Nông nghiệp và PTNT : LAS – NN 11
Mã sô (ISO/IEC 17025:2005): VLAT-0009
1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm có Ban Giám đốc Trung tâm và 6 tổ. Trong đó có tổ Tổng hợp và 05 tổ chuyên môn : tổ Siêu vi trùng, tổ Vi trùng, tổ Bệnh lý-Thủy sản-Ký sinh trùng, tổ Hóa lý-Dư lượng và tổ Giám định ADN loài động vật. Chức năng và nhiệm vụ của các Tổ thuộc Trung tâm được quy định theo Quyết định số 1078/QĐ-TYV6 ngày 24/07/2015 của Giám đốc Cơ quan Thú y vùng VI.
Trung tâm đã thành lập Ban Đảm bảo chất lượng, Ban An toàn sinh học để giúp quản lý chất lượng trong hoạt động chẩn đoán, xét nghiệm và kiểm soát rủi ro có nguồn gốc sinh học, hóa học nhằm bảo đảm an toàn cho nhân viên trong quá trình làm việc tại phòng thí nghiệm và bảo vệ môi trường.
Hiện nay, tổng số nhân viên của Trung tâm là 51 người, chiếm 44% tổng số nhân sự của Cơ quan Thú y vùng VI ( 116 người). Trong tổng số 51 thành viên Trung tâm, có 41 người đạt trình độ đại học và sau đại học, chiếm tỉ lệ 80,4 %; số nhân viên có trình độ cao đẳng và trung cấp, công nhân kỹ thuật chiếm 19,6 %.
2. Chức năng, nhiệm vụ được giao
Trung tâm có chức năng chẩn đoán, xác định dịch bệnh động vật; xét nghiệm mẫu phục vụ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm tra vệ sinh thú y trong phạm vi hoạt động của Cơ quan Thú y vùng VI.
Các nhiệm vụ được giao
1) Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, đế án, dự án, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, quy trình, quy phạm kỹ thuật về chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật.
2) Phối hợp và hỗ trợ các Chi cục Chăn nuôi và Thú y trong việc chẩn đoán, xác định và phòng chống dịch bệnh động vật; chẩn đoán bệnh động vật theo quy định và theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân.
3) Kiểm tra, chẩn đoán và xét nghiệm định kỳ bệnh động vật tại các cơ sở chăn nuôi theo sự phân công của Giám đốc Cơ quan; tham gia đánh giá cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.
4) Xét nghiệm mẫu vật phục vụ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định và theo yêu cầu của các tổ chức cá nhân.
5) Thực hiện kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Cơ quan.
6) Tham gia nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế theo chương trình kế hoạch của Cơ quan.
7) Lưu giữ vi sinh vật để phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan
8) Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh trong vùng để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ về chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật, kiểm tra vệ sinh thú y.
9) Thực hiện thu, nộp phí và lệ phí theo quy định và sự phân công của Giám đốc Cơ quan.
10) Quản lý và tổ chức nguồn nhân lực, tài chính và tài sản của Trung tâm theo quy định.
11) Thực hiện cải cách hành chính, chấp hành chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
12) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Cơ quan phân công, ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Ngoài những nhiệm vụ thường xuyên nêu trên, trong những năm vừa qua Trung tâm còn được Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp giao cho một số nhiệm vụ quan trọng khác như:
– Phòng Thí nghiệm chủ lực cấp quốc gia của Cục Thú y về chẩn đoán xét nghiệm các bệnh: Lở mồm long móng, Dịch tả lợn và các bệnh thủy sản theo Quyết định số 597/QĐ/TY-KH ngày 17/09/2012 của Cục Thú y.
– Quyết định số 174 /QĐ-BNN-TY ngày 17/01/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án “Thí điểm sản xuất vắc xin thương mại sử dụng các chủng vi rút lở mồm long móng lưu hành tại Việt Nam, giai đoạn 2017 – 2020” mà Trung tâm là đơn vị chủ trì thực hiện việc chọn lọc và nghiên cứu giống vi rút của Cơ quan Thú y vùng VI.
Năng lực
1. DANH MỤC CÁC PHÉP THỬ CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐỘNG VẬT
2. DANH MỤC CÁC PHÉP THỬ CHẨN ĐOÁN BỆNH THỦY SẢN
3. DANH MỤC CÁC PHÉP THỬ KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y
– Tổng số quy trình xét nghiệm đã được xây dựng: 211 quy trình chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật trên cạn và động vật thủy sản, kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y, các chất tồn dư và giám định ADN loài động vật.
– 167 phép thử đã được chỉ định ngành nông nghiệp theo Thông tư 16 của Bộ NN&PTNT
– 183 phép thử đã được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 17025: 2005